Cúng tất niên là nét đẹp trong văn hóa người Việt ta. Mỗi dịp cuối năm người người nhà nhà lại tất bật dọn dẹp trang hoàng nhà cửa để đón năm mới. Song song với những việc đó các gia đình thường làm mâm cúng tất niên. Vậy ý nghĩa mâm cúng tất niên và mâm cúng này cần những gì chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Ý nghĩa lễ cúng tất niên cuối năm
Vào ngày 30 Tết, gác lại mọi lo toan, mỗi gia đình người Việt lại sửa soạn mâm cỗ cúng gia tiên để tiễn năm cũ đi và đón năm mới đến. Mâm cỗ cúng Tất niên thường được chuẩn bị rất thịnh soạn.
Bữa cơm tất niên chính là một trong những nghi lễ văn hóa độc đáo của người Việt. Đây cũng là dịp để mời ông bà, tổ tiên, những người đã khuất về ăn tết, sum họp cùng con cháu.
Thường mâm cúng tất niên sẽ làm vào ngày 30 nên trong ngày này sẽ làm luôn mâm cúng ông Táo (Cúng rước ông táo từ trời trở về sau 7 ngày lên chầu Ngọc Hoàng)
Bên cạnh ý nghĩa tín ngưỡng, bữa cơm tất niên có giá trị văn hóa gần với gia đình, thể hiện ý nghĩa sum họp. Đây sẽ là mâm cơm có đủ đầy các thành viên trong gia đình sau một năm đi làm ăn xa. Sau một năm tất bật, các thành viên hãy gác lại mọi lo toan, tắt Internet để dành thời gian trò chuyện, quây quần trong bữa cơm đặc biệt nhất của năm – bữa cơm của sum họp.
Cúng tất niên vào ngày nào ?
Từ xưa việc cúng tất niên được làm vào ngày 30 tết, sau khi đã dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ bao gồm cả bàn thờ tổ tiên.
Tuy nhiên hiện nay do việc cúng tất niên không chỉ gói gọn trong mỗi gia đình mà còn ở các cơ quan, công ty cũng tổ chức. Chính vì thế cúng tất niên ngày nay được tổ chức không cố định 1 ngày mà được chọn 1 ngày nào đó phù hợp nhất. Vì ngoài việc cúng tổ tiên, ông công ôn táo thì ngày này nhiều gia đình còn mời bạn bè người thân quen tới ăn cơm thân mật.
Mâm cúng tất niên gồm những gì ?
Mặc dù có sự khác nhau nhưng nhìn chung các món trong mâm cúng tất niên đơn giản như những món ăn hằng ngày của mỗi gia đình. Có không cũng chỉ là nhiều hơn ngày thường. Các bạn có thể tham khảo qua một số mâm cúng tất niên thường gặp ở mỗi vùng miền chúng ta nhé.
Mâm cúng tất niên kiểu miền Bắc
- + Xôi
- + Bánh chưng
- + Ngũ quả
- + Gà luộc
- + Nem rán
- + Canh măng hầm móng giò
- + Dưa hành
- + Xào thập cẩm (miến xào lòng gà)
- + Giò lụa
- + Trầu cau, rượu, trà, gạo, muối, giấy tiền vàng mã
Mâm cúng tất niên kiểu miền Nam
- + Xôi
- + Bánh tét.
- + Ngũ quả.
- + Gà luộc.
- + Chả giò.
- + Canh măng tươi hoặc canh khổ qua dồn thịt
- + Dưa hành.
- + Thịt kho tàu.
- + Dưa giá, củ kiệu.
- + Trầu cau, rượu, trà, gạo, muối, giấy tiền vàng mã
Nói chung mâm cúng là những món ăn thường ngày, mỗi gia đình có thể thêm bớt những món ăn cho phù hợp. Một số gia đình chỉ ăn chay và cúng chay thì chuẩn bị mâm lễ chay đơn giản theo cách gia đình mình.
Như vậy có thể thấy cúng tất niên cuối năm là bày tỏ lòng thành của mình, và đây là mâm cúng ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó là dịp gặp gỡ xum vầy, cùng nhìn lại một năm đã qua.
Dịch vụ mâm cúng tất niên trọn gói
Ngày nay bất kỳ dịch vụ gì cũng có. Với mâm cúng tâm linh thì việc đặt mâm cúng làm sẵn đã có từ lâu. Mâm cúng tất niên trọn gói được nhiều gia đình quan tâm. Đặc biệt ở các thành phố lớn, nơi các bà nội trợ cũng tất bật lo kiếm tiền và lo lắng dọn dẹp nhà cửa cuối năm. Chính vì thế hãy đặt mâm cúng tất niên trọn gói nếu như gia đình bạn thấy cần thiết.
Mâm cúng tất niên trọn gói giờ đây thường được làm với các món phổ biến, và tùy vùng miền mà có sự khác nhau. Hãy tìm hiểu và hỏi kỹ bên dịch vụ những món có trong mâm cúng trước khi đặt nhé.