Mâm Quả Cưới Út Tuyền nhận đăt trầu cau cưới hỏi tại Bình Dương giao Bình Dương. Quả trầu cau (tráp trầu cau) là một trong những tráp không thể thiếu trong mỗi đám cưới hỏi. Quý Anh Chị cần đặt mâm quả trầu cau đám cưới tại Bình Dương hãy liên hệ với chúng tôi để đặt hàng.
Từ xa xưa văn hóa cau trầu đã đi vào cuộc sống của người Việt. Miếng trầu là đầu câu chuyện – vì vậy trong đám cưới đám hỏi cau trầu vẫn là lễ vật không thể thay thế được.
Thường thì trong mâm quả trầu cau đám cưới Bình Dương sẽ xếp khay 60 quả cau hoặc 105 quả cau tùy theo yêu cầu. Lá trầu thì tương ứng với số lượng quả cau. Mặc dù ngày nay tục ăn trầu không còn phổ biến nhưng việc bưng tráp cau trầu là không thể thiếu được. Cau trầu được sắp xếp đẹp mắt trên mâm quả, tùy theo số lượng mà cách sắp xếp có thể khác nhau.
Tìm hiểu văn hóa trầu cau của người Việt.
Trong đời sống tinh thần của người Việt, ăn trầu không đơn thuần là một thói quen, tập tục, mà còn là yếu tố cấu thành những giá trị văn hóa truyền thống. Trầu cau như đồ sính lễ nhất thiết không thể thiếu trong cưới hỏi, lấy vợ lấy chồng, giao tiếp, ứng xử.
Ở Việt Nam, tương truyền, tục ăn trầu cau (tục ăn trầu) có từ thời Hùng Vương, gắn liền với truyền thuyết về “Sự tích trầu cau”, kể về tình cảm vợ chồng thủy chung, anh em gắn bó vượt non, vượt suối tìm nhau và cùng hóa thành cây cau, dây trầu, tảng đá quấn quýt bên nhau. Trầu cau là đầu trò của giao tiếp, ứng xử, là sự khởi đầu, khơi mở tình cảm, giúp người với người trở nên gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Trầu cau là lễ vật khởi đầu trong các nghi lễ truyền thống quan trọng như cưới hỏi, tế tự, tang ma, táng tục… Trầu cau là biểu tượng của tình yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ chồng, anh em, gia đình, hạnh phúc.
Tục ăn trầu phổ biến ở mọi tầng lớp, từ dân gian tới cung đình, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống. Không chỉ với người Kinh, nhiều dân tộc ít người khác như Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường, Sán Dìu… từ vùng núi phía Bắc đến các dân tộc sinh sống dọc theo dãy Trường Sơn, Tây Nguyên như Khơ Me, Bru, Ê đê và người Chăm ở Nam Trung Bộ đều có tục ăn trầu. Ở mỗi dân tộc, tục ăn trầu có những nét tương đồng nhưng do môi trường sống và không gian văn hóa khác nhau mà có nét độc đáo riêng biệt. Người Mường, người Thái, người Ê đê dùng trầu đãi khách, người Tày, Nùng dùng trầu trong lễ “Buộc chỉ cổ tay cho cô dâu chú rể”.
Miếng trầu gồm bốn loại nguyên liệu: Cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng), vôi (vị nóng). Cây cau vươn cao biểu tượng của trời (dương). Vôi chất đá biểu tượng của đất (âm). Dây trầu mọc từ đất, quấn quýt thân cây cau, biểu tượng cho sự trung gian. Miếng trầu gồm miếng cau, lá trầu quết vôi, phụ thêm miếng vỏ cây chát (miếng rễ). Ăn trầu cau thì miếng trầu có vị ngọt của hạt cau, vị cay ở lá trầu, chát nóng từ vôi, cái bùi của rễ… tất cả như tạo nên sự kích thích, làm cho thơm miệng, đỏ môi… Cả vùng Đông Nam Á có tục ăn trầu nhưng nét tài hoa trong cách têm trầu, cung cách mời trầu được cách điệu hóa đã trở thành một dạng thức sinh hoạt nghệ thuật mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc.
Đặt hàng mâm quả trầu cau đám cưới hỏi Bình Dương
Quý khách hàng có nhu cầu đặt mâm quả trầu cau hoặc đặt trọn bộ mâm quả cưới hỏi (bánh phu thê, trà rượu, xôi gà, mâm trái cây ngũ quả) hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại dưới đây.
Mâm Quả Cưới Út Tuyền chuyên cung cấp các loại mâm quả cưới hỏi bình dân phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng Bình Dương. Hãy liên hệ để cùng trao đổi kỹ hơn.
Chân thành cảm ơn !