Tìm hiểu Tráp cưới hỏi theo phong tục miền Bắc

Mâm quả hay còn gọi là tráp cưới là thứ không thể thiếu trong mỗi đám cưới hỏi. Mặc dù tên gọi khá đồng nhất nhưng có sự khác nhau rõ rệt ở hai miền Nam Bắc. Bên cạnh đó lễ vật cũng đã thay đổi nhiều theo thời gian. Bài viết này tổng hợp nhiều nguồn về mâm quả đám cưới hỏi. Hy vọng bài này giúp những cặp uyên ương đang có nhu cầu tìm hiểu sẽ có cái nhìn tổng quan hơn.

7096773 8b317a3112fc86a8b02a70e024baad4f

Theo nghi lễ cưới hỏi truyền thống từ xưa tới nay, lễ vật được đặt trong mâm quả sơn son thếp vàng mà người miền Bắc thường gọi là tráp ăn hỏi. Khi tổ chức đám hỏi, khâu quan trọng bậc nhất chính là xếp mâm tráp sao cho vừa đúng lại đẹp.

Lễ ăn hỏi là một trong những thủ tục không thể thiếu trong tục cưới hỏi của người Việt. Đây là nghi lễ quan trọng để nhà trai ngỏ lời cưới dâu nên rất được chú trọng. Cách xếp tráp ăn hỏi chính là điều đầu tiên thể hiện thiện chí, tấm lòng trân trọng của nhà trai đối với nhà gái.

Các lễ vật ăn hỏi cần được bài trí đẹp mắt, thường theo hình tháp và được sắp xếp cẩn thận tránh bị đổ hay rơi vỡ, gây mất vui.

Mâm tráp ăn hỏi miền Bắc gồm những gì?

Số lượng lễ vật tùy thuộc vào từng vùng miền, gia đình. Ở miền Bắc, số tráp ăn hỏi phải là số lẻ 3, 5, 7, 9… và hầu hết gia đình chọn 5, 7 tráp vì tiện lợi lại có đầy đủ các lễ vật cần thiết.

Lễ ăn hỏi 3 tráp: Với 3 tráp, nhà trai cần chuẩn bị mâm trầu cau, chè, và mâm hạt sen (hoặc thay bằng mâm bánh phu thê).

Lễ ăn hỏi 5 tráp: Mâm trầu cau, chè, mứt hạt sen, mâm rượu và thuốc lá, mâm bánh phu thê hoặc bánh cốm.

Lễ ăn hỏi 7 tráp: Bên cạnh trầu cau vốn không thể thiếu thì mâm chè, mâm bánh cốm, thuốc lá, hạt sen, mâm bánh đậu xanh và mâm ngũ quả là lựa chọn “chuẩn”.

Lễ ăn hỏi 9 tráp: Mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh, mâm lợn sữa quay và lẵng hoa quả kết rồng phụng.

Lễ ăn hỏi 11 tráp: Nếu cần tới 11 tráp thì có thể thêm vào mâm 9 tráp: Tháp bia lon, bánh nướng bánh dẻo, xôi gấc trang trí đậu xanh…

Ý nghĩa lễ vật trong tráp ăn hỏi

Trầu cau: Trầu hòa quyện cùng vôi sẽ tạo ra sắc đỏ rực rỡ, tượng trưng cho sự sắt son, lâu bền trong đời sống vợ chồng.

Trái cây: tượng trưng cho quà tặng từ thiên nhiên, ngụ ý cho một cuộc sống hôn nhân luôn ngọt ngào và tươi mới.

Bánh: Bánh phu thê như lời chúc phúc cho tình cảm cặp đôi thêm mặn nồng, sâu sắc. Thông thường, đám cưới thường sử dụng bánh cặp: Bánh cốm – dương và bánh phu thê – âm.

Rượu và thuốc lá: tượng trưng cho lời xin phép của con cháu gửi đến gia tiên, chứng giám cho ngày vui của đôi trẻ. Sư cay nồng của rượu cũng ngụ ý đời sống hôn nhân luôn ấm áp và viên mãn.

Mứt sen trần: vị ngọt của mứt là lời chúc phúc cho tình cảm vợ chồng thêm ngọt ngào và êm thấm. Màu vàng của lễ vật này cũng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc và đủ đầy cho đôi uyên ương.

Cách sắp xếp tráp ăn hỏi theo phong tục cưới miền Bắc

Xếp lễ 5 tráp

Tráp trầu cau: Đặt buồng cau vào giỏ sau đó trang trí thêm lá trầu không hoặc lá vạn tuế sao cho tròn và xòe đều đặn nhất, lưu ý số lá nhất định phải là số chẵn

Tráp bánh: Bên cạnh các loại bánh cưới hiện đại và đắt tiền ngày nay thì bánh cốm và bánh phu thê vẫn là loại bánh không thể thiếu trong ngày đám hỏi. Bánh được gói trong giấy bóng kính, đặt trong hộp vuông và kết thành tráp.

Tráp mứt sen trần: Thường được xếp theo hình tháp, kết hoa đỏ, gắn chữ hỷ – tín hiệu may mắn cho đám cưới.

Lễ rượu thuốc: Đặt các chai rượu thẳng đứng hoặc hơi nghiêng miễn sao thành hình dáng đẹp. Sau đó thêm hoa tươi, nơ hay dán thêm chữ hỷ.

Tráp ngũ quả: Thường được sắp thành mâm rồng phượng hoặc đơn giản hơn là đặt sao cho mâm quả tròn trịa nhất. Lưu ý cần đặt các loại quả có vỏ cứng bên dưới, hoa quả mềm, dễ dập nên đặt bên trên.

Xếp lễ 7 tráp

Mâm quả cưới hỏi từ xa xưa đã được xem là một nét đẹp không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi…
Đám hỏi với sính lễ 7 tráp thường có: tráp trầu cau, tráp chè, tráp bánh cốm, tráp rượu và thuốc lá, tráp hạt sen, tráp bánh phu thê, tráp bánh đậu xanh.

Mâm bánh phu thê – bánh cốm, đậu xanh và hạt sen sẽ được trang hoàng theo hình tháp tròn, điểm xuyết nơ đỏ và chữ hỷ. Song song đó, các sính lễ còn lại được đặt trong mâm sơn son thếp vàng, cách trang trí sẽ tùy thuộc vào gu thẩm mỹ mỗi nhà.

Toàn bộ lễ vật nên được đặt trong mâm tráp, để thể hiện sự trang trọng và chỉn chu. Sau đó, người nhà chú rể nên phủ tráp bằng vải nhung đỏ khi đưa sính lễ đến gia đình cô dâu.

Sắp lễ ăn hỏi 9 tráp

Lễ dạm ngõ với 9 tráp thường có: tráp trầu cau, tráp chè, tráp bánh cốm, tráp rượu và thuốc lá, tráp hạt sen, tráp bánh phu thê, tráp bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết rồng phụng, tráp lợn sữa quay.

Mâm hoa quả ăn hỏi kết long phụng được kết hợp từ hoa quả thiên nhiên, trang hoàng sao cho cân đối và đẹp mắt. Điểm nổi bật của tráp đám hỏi này là một bên kết hình con rồng và một bên là hình con phụng.

Lợn sữa sau khi được quay vàng rượm sẽ được đặt trên mâm sính lễ. Sau đó, lợn quay sẽ được trang trí với nơ, dây ruy băng, hoa tươi và chữ hỷ, nhằm tạo sự trang trọng và thẩm mỹ cho tráp ăn hỏi này.

Quy trình trao tráp đám cưới miền Bắc

Thường thì mâm quả đám cưới sẽ do nhà trai chuẩn bị theo yêu cầu của nhà gái và được mang đến nhà gái trong đám hỏi. Đội bê quả đám cưới nhà trai theo thứ tự sẽ trao quả cho đội bê quả của nhà gái. Những mâm quả sẽ được đưa lên bàn thờ tổ tiên, và sau nhiều nghi lễ, nhà gái sẽ chia một ít lễ vật cho nhà trai mang về theo tục lại quả truyền thống.

Chuẩn bị đội hình bưng quả

  • Hai gia đình sẽ bàn bạc và thống nhất số lượng tráp.
  • Nhà trai chuẩn bị đội bê tráp đám cưới và nhà gái cũng chuẩn bị đội đỡ tráp.
  • Tới đúng ngày giờ đã định, đoàn đại diện nhà trai sẽ lên đường bưng quả đám hỏi tới nhà gái.

Cách bưng quả đám cưới (bê tráp)

Khi tới giờ đẹp, nhà trai sắp xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình, đi đầu là ông bà, bố mẹ, chú rể, đội bưng quả đám cưới và các thành viên liên quan.

Sau khi hai nhà chào hỏi, đoàn bê tráp nam sẽ trao lễ cho đội đỡ tráp nữ để đỡ mâm quả vào nhà.
Đội bê tráp nam và đội bê tráp nữ sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau. Các phong bao này do hai nhà tự chuẩn bị.

Thủ tục trao quả trong lễ ăn hỏi

Sau khi trao tráp, gia đình hai nhà sẽ cùng ngồi uống nước, nói chuyện. Đầu tiên, gia đình nhà gái sẽ giới thiệu các đại diện trong buổi lễ. Để đáp lại, nhà trai cũng giới thiệu các đại diện của gia đình.
Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do. Đại diện nhà gái đứng lên cảm ơn, chấp nhận tráp ăn hỏi của nhà trai.
Mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ cùng mở tráp ăn hỏi.

Cô dâu ra mắt hai gia đình

Gia đình nhà gái cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống chào gia đình nhà trai, hoặc mẹ cô dâu sẽ dẫn cô dâu ra ra mắt họ hàng 2 bên (trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi).
Cô dâu sẽ xuống chào hỏi và rót nước mời gia đình chú rể, ngược lại, chú rể cũng sẽ rót nước mời gia đình cô dâu
Thông thường, mẹ cô dâu sẽ dắt tay cô dâu ra mắt gia đình hai họ

Làm lễ gia tiên ở nhà gái

Sau khi cô dâu ra mắt, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm ngũ quả ngày cưới một số vật phẩm và lễ đen để mang lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên.
Bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu và chú rể lên thắp hương trên bàn thờ nhà gái.

Bàn bạc về lễ cưới

Sau khi cúng ông bà tổ tiên xong, bố mẹ hai nhà sẽ thống nhất ngày giờ đón dâu và lễ cưới.
Trong thời gian đó, cô dâu chú rể mời nước quan khách và chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người trong lễ đám hỏi.

Thủ tục trả lễ đám hỏi (Tục lại quả)

Nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp. Lưu ý, khi chia đồ lại quả không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số chẵn (thông thường là 10 lễ vật) và khi nhà gái trả lại mâm tráp phải để ngửa nắp lên, không được đóng lại.

Nhà gái trao đồ lại quả cho nhà trai và nhà trai xin phép ra về.

Mâm quả chia cho nhà trai sẽ có số lượng chẵn, nắp mâm quả úp ngược

Bưng quả đám cưới tưởng như đơn giản nhưng nếu không hiểu được thủ tục cưới ở từng vùng miền thì rất dễ xảy ra sai sót. Các cặp đôi nhớ đừng quên chuẩn bị thật kỹ khâu quan trọng này nhé.

Những kiêng cữ khi bê tráp ở miền Bắc

Bê tráp kiêng gì là một trong những mối quan tâm lớn của các cặp đôi, có kiêng có lành, đây là những lưu ý cho dâu rể nào chưa hiểu rõ. Trong lễ ăn hỏi, tráp cưới được hiểu như việc mang đến may mắn và hạnh phúc cho cặp vợ chồng trong quan niệm của người xưa để lại.

Bê tráp là gì?

Bê tráp hay còn được gọi là bưng quả hoặc bưng lễ, là phong tục truyền thống được diễn ra trong ngày ăn hỏi. Đây là nghi lễ được tổ chức gồm đội bê tráp nam của nhà trai và một đội bê tráp nữ của nhà gái. Đội bê tráp nam sẽ trao tráp ăn hỏi cho đội bê tráp nữ với ý nghĩa trao duyên và chúc phúc cho cặp đôi được nên duyên vợ chồng, cùng chung sống hạnh phúc trăm năm.

Đội bê tráp hai bên sẽ được nhận các bao lì xì trước khi đến nhà trao lễ. Sau khi thực hiện xong nghi thức trao tráp, hai đội nam nữ sẽ tiến hành trao lì xì cho nhau với ý nghĩa trao lại duyên, cũng là chúc phúc cho đội bê tráp trong tương lai có được một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, suôn sẻ.

Thứ tự bê tráp

Khi bê tráp gia chủ nên chú ý thứ tự bê tráp (tùy theo số lượng tráp). Cụ thể thứ tự từ trước ra sau là:

Đối với lễ ăn hỏi 5 – 7 tráp: Tráp cau – tráp rượu thuốc – tráp hoa quả/rồng phượng – các tráp cao (tráp bánh cốm, bánh phu thê, tráp trà, tráp hạt sen)

Đối với lễ ăn hỏi 9 – 11 tráp: Tráp cau – tráp rượu thuốc – tráp lợn sữa – tráp hoa quả/rồng phượng – tráp xôi – tráp bia/nước ngọt – các tráp cao (tráp bánh cốm, bánh phu thê, tráp trà, tráp hạt sen)

Quy trình bê tráp

Bước 1: Chuẩn bị

Hai gia đình sẽ thống nhất với nhau về số lượng mâm tráp ăn hỏi sau đó chuẩn bị tráp và đội đỡ tráp. Đúng ngày giờ đã định sẵn thì đoàn nhà trai sẽ xuất hành đến nhà gái để trao lễ.

Bước 2: Trao lễ

Nhà trai sẽ sắp xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình, đi đầu là ông bà, bố mẹ rồi đến chú rể, đội bê tráp và các thành viên khác. Sau khi hai nhà xong màn chào hỏi thì đoàn bê tráp sẽ trao tráp cho đội nhà gái và cùng đỡ mâm quả vào nhà.

Trong khi trao tráp, hai đội bưng quả nam nữ sẽ trao nhau phong bao lì xì đã chuẩn bị trước để trả duyên cho nhau.

Lưu ý: Có một thắc mắc mà nhiều bạn tìm trên google đó là “tiền bê tráp có được tiêu hay không?” Qua bài viết này xin đáp là tiền này tiêu được nha các bạn. Bởi hai bên đã trao lại duyên cho nhau nên việc tiêu tiền này không có vấn đề gì cả, cứ mạnh dạn mà xõa thôi ^^

Bước 3: Nhận quả và mở quả

Sau khi trao và nhận tráp, cả hai gia đình sẽ ngồi uống nước, nói chuyện và giới thiệu về các người đại diện có mặt trong buổi lễ. Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do của buổi gặp mặt, đại diện nhà gái cảm ơn và chấp nhận tráp của nhà trai để hoàn thành nghi thức. Sau đó mẹ của chú rể và mẹ của cô dâu sẽ cùng nhau mở tráp.

Bước 4: Cô dâu ra mắt gia đình hai bên

Chú rể sẽ lên phòng đón cô dâu xuống để chào hỏi gia đình nhà trai. Sau đó mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu ra mắt họ hàng hai bên.

Bước 5: Làm lễ gia tiên nhà gái

Sau khi đã ra mắt cô dâu, mẹ cô dâu sẽ lấy một số lễ vật trong tráp để đặt lên bàn thờ thắp hướng cúng bái ông bà tổ tiên. Bố của cô dâu sẽ đưa dâu rể đến bàn thờ nhà gái để cùng thắp hương.

Bước 6: Hai gia đình bàn bạc về lễ cưới

Sau khi thực hiện nghi thức cúng bái tổ tiên, gia đình hai bên sẽ thống nhất với nhau ngày giờ đón dâu và tổ chức đám cưới.

Bước 7: Lại quả

Nhà gái sẽ thực hiện chia đồ lại quả cho nhà trai, sau đó trả lại các mâm tráp cho nhà trai để đem về. Lưu ý khi chia đồ lại quả:

Khi chia đồ lại quả, nên xé bằng tay chứ không nên dùng kéo cắt
Đồ lại quả nên là số chẵn (thông thường sẽ là 10 lễ vật)
Khi trả mâm tráp, phải để ngửa nắp tráp lên trên, không được đóng lại.

Bê tráp kiêng gì?

Truyền thống của người Việt thường rất chú trọng việc chọn ngày giờ làm lễ dạm ngõ, ăn hỏi và rước dâu. Bởi ông cha ta quan niệm rằng đám cưới làm vào ngày đẹp thì cuộc sống vợ chồng sau này cũng được yên ả và thuận lợi. Đây là những lưu ý cho cặp đôi nào chưa biết bê tráp kiêng gì:

Theo tử vi, đặc biệt kỵ cưới hỏi vào các ngày có sao Cô thần, Quả Tú, Không Phòng, bởi cô dâu sẽ cô quạnh, hiếm con…

Kiêng cưới hỏi vào năm cô dâu có tuổi kim lâu để tránh được những rủi ro về hôn nhân như con cái hiếm muộn, hôn nhân không bền chặt…

Không cưới hỏi vào tháng 7 âm lịch (hay tháng cô hồn, tháng Ngưu Lang – Chức Nữ chia ly).
Người bưng quả phải là nam thanh nữ tú chưa có gia đình. Không chọn những người đã có gia đình, đang mang thai hay nhiều hơn tuổi cô dâu chú rể.

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đối với cưới hỏi cũng vậy. Để có thể có được một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc sau này, các cặp đôi nên tìm hiểu bê tráp kiêng gì và tuân theo các nguyên tắc hợp lý.

Chú ý khi chọn đội bê tráp đám hỏi miền Bắc

Trong số những việc quan trọng cho lễ ăn hỏi, cô dâu chú rể không thể không để ý tới đội bê tráp cưới hỏi của hai bên gia đình, là những người góp phần giúp lễ ăn hỏi diễn ra suôn sẻ. Việc lựa chọn các thành phần cho đội bê tráp cũng là điều bạn cần lưu ý để ngày vui diễn ra tốt đẹp nhất.

1. Số lượng người bưng quả, đỡ tráp

– Mỗi miền lại có một số lượng mâm quả khác nhau. Vì số lượng người bê tráp, bưng quả phải bằng số lượng mâm lễ vật nên tùy từng tỉnh thành, việc chọn lựa đội bê tráp sẽ khác nhau.

– Tại các tỉnh, thành từ Huế trở ra, nhà trai khi chuẩn bị đám hỏi sẽ phải chuẩn bị tráp lễ vật mà số lượng tráp là lẻ (có thể từ 3 tráp, 5 tráp, tới 11, 15 tráp). Vì vậy miền Bắc thường chọn số người lẻ.

– Ngược lại với truyền thống tại miền Bắc, các gia đình cô dâu miền Nam thường yêu cầu số lượng tráp là chẵn, mà phổ biến nhất là 6 hoặc 8 tráp (số 6 và số 8 biểu tượng cho tài lộc). Vì vậy, số lượng người trong đội bê tráp miền Nam thường là số chẵn.

– Về phía nhà trai, những người bưng mâm lễ vật phải là con trai chưa vợ, ít tuổi hơn chú rể. Về phía nhà gái, số người đỡ tráp phải tương ứng với số nam bưng mâm lễ vật từ nhà trai. Đội đón tráp này phải là con gái chưa chồng và trẻ hơn cô dâu.

2. Chọn chiều cao đội bê tráp

– Các thanh niên, thiếu nữ trong đội bê tráp nên thấp hơn cô dâu chú rể, như vậy sẽ tạo nên một đội hình bê tráp hoàn hảo. Nếu không chọn được những người thấp hơn, đôi uyên ương nên tạo điểm nhấn bằng trang phục để nổi bật.

3. Chú ý trang phục và trang điểm

– Đội bê tráp nhà trai thường mặc áo sơ mi trắng, cà vạt đỏ, quần âu, giày tây. Trang phục của đội bê tráp cũng có thể thay đổi cho phù hợp với sở thích của hai nhà. Có gia đình cầu kỳ chuẩn bị sẵn cùng áo the, khăn xếp, hoặc chỉ đơn giản là áo sơ mi, quần bò, giày thể thao cho đội nam.

– Trang phục của đội nữ đỡ tráp thường thấy là áo dài đỏ, tà áo in họa tiết đơn giản, đi kèm giày cao gót.

– Màu áo dài của đội nữ nên hợp với màu cravat của đội nam. Ví dụ, áo dài đỡ tráp màu đỏ thì cravat đội nam cũng nên là màu đỏ, còn nếu áo dài màu xanh thì cà vạt cũng nên thiên về tông xanh.

– Về trang phục và trang điểm, đội bê tráp nữ cần lưu ý chọn phong cách nhẹ nhàng với mục đích chủ yếu là làm nổi bật cô dâu. Áo dài đội bê tráp nên khác hẳn màu so với áo dài cô dâu. Nếu cô dâu mặc áo dài màu vàng thì chọn màu đỏ cho đội đỡ tráp, cô dâu mặc màu đỏ thì đội đỡ tráp mặc màu hồng, hay xanh.

Đặt mâm quả trọn gói từ dịch vụ

Hiện nay mâm quả cưới hỏi được các gia đình đặt từ các dịch vụ làm mâm lễ, tráp cưới trọn gói. Với những dich vụ này không những giúp các cặp uyên ương tiết kiệm được thời gian mà đảm bảo có được những tráp lễ đẹp mắt và sang trọng trong này trọng đại của mình.

Liên hệ dịch vụ mâm quả cưới Út Tuyền để được tư vấn

0964 797 631